Hotline:
08.3830.6089

0903.967.150

Lịch làm việc:
Thứ 2 đến Thứ 7: 8h-20h

Chủ nhật: 8-12h

BẠN BIẾT GÌ VỀ SÂU RĂNG?

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống này chưa: bạn luôn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, bạn tự tin với hàm răng chắc khỏe của mình,  vậy mà trong một lần đi khám định kỳ bác sĩ thông báo bạn đang có một vài răng sâu cần điều trị. Bạn có thể hoảng hốt, vì bạn không vảm thấy đau hay bất kỳ triệu chứng gì bất thường báo hiệu sự tồn tại của sâu răng, nhưng chính vì vậy, nếu bạn trì hoãn việc điều trị thì hậu quả có thể khó lường, bởi răng sâu không thể tự hồi phục được, một khi đã có lỗ sâu thì tình trạng vó thể tiến triển xấu đi nhanh chóng làm thay đổi hoàn toàn kế hoạch điều trị răng miệng toàn diện của bạn. 

DIỄN TIẾN SÂU RĂNG 

Quá trình sâu răng bắt đầu từ những mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng hình thành sau khi bạn ăn mà không chải răng sạch hay súc miệng kỹ. Vi khuẩn trên lớp mảng bám này chuyển hóa thức ăn đọng lại trên răng bạn thành các loại acid. Những loại acid mạnh này sẽ bào mòn bề mặt răng, trước hết là lớp men bao phủ bên ngoài, nếu không điều trị, sâu răng sẽ diễn tiến nhanh chóng qua các lớp bên trong răng và gây nên những bệnh lý phức tạp. 

Ở giai đoạn đầu, khi lỗ sâu hình thành trên lớp men răng bạn chưa cảm thấy triệu chứng gì bất thường, Khi sâu răng tiến triển qua lớp men răng và bắt đầu vào đến lớp ngà, nơi có các đầu tận thần kinh, khiến cho răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh, chua và ngọt. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi ăn nhai và thường suyên bị mắc thức ăn ở kẽ giữa các răng. 

Một khi sâu răng đã vào đến lớp ngà thì tình trạng sâu sẽ diễn tiến rất nhanh, bởi lớp ngà răng mềm hơn mem răng rất nhiều. Sâu chân răng cũng diễn tiến nhanh hơn bởi phần cement bao phủ chân răng không cứng và dày bằng lớp men răng. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, răng trở nên nhạy cảm hơn. 

Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tiếp tục tiến triển vào sâu hơn, khi qua hết lớp ngà răng và vào đén buồng tủy, nơi chứa các mạch máu và thần kinh bên trong răng, cơn đau của bạn sẽ trở nên nằng hơn, kéo dài dai dẳng, có thể làm bạn mất ngủ. Nặng hơn có thể gây sốt, sưng, và hơi thở hôi. Giai đoạn tiếp theo sau đó sẽ xuất hiện lỗ dò ở nướu gần chân răng. Nhiễm trùng lan rộng có thể ảnh hưởng đến xương hàm và lan ra toàn thân. 

Hình ảnh

ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG 

Nếu sâu răng còn khu trú trên men răng, chưa chạm đến lớp ngà, thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phương pháp giúp tái khoáng lại lỗ sâu, sẽ đề cập sâu hơn vào bài viết sau. Khi lỗ sâu đã vào đến lớp ngà, răng không thể tự cân bằng bằng cách tái khoáng hóa được nữa, khi đó bắt buộc phải phục hồi lỗ sâu bằng các vật liệu trám răng, thường là amalgam hay composite. Nếu răng mất cấu trúc nhiều, có thể cần phải hồi phục bằng cách bọc một mão sứ trên răng. Mão răng giúp phục hồi lại đúng hình dạng răng và giúp chức năng ăn nhai tốt hơn, tuy nhiên chi phí có thể cao hơn, 

Khi sâu răng tiến triển vào sâu hơn, qua lớp ngà đến buồng tủy, gây viêm tủy, khi đó buộc phải điều trị tủy răng, trường hợp viêm tủy kéo dài gây hoại tử tủy, áp-xe, nếu không điều trị kịp thời có thể không giữ được răng. 

Như vậy, càng trì hoãn việc điều trị, răng càng bị tổn hại nhiều, biện pháp can thiệp càng mạnh, chi phí càng cao và bạn phải chịu đựng cơn đau nhiều hơn. Do đó bạn nên đến gặp nha sĩ ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, và hơn hết cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, dùng chỉ nha khoa thường xuyên, khám răng định kỳ 6 tháng một lần để được làm sạch răng và kiểm tra toàn diện.  

 

 

BẰNG CẤP