Hotline:
08.3830.6089

0903.967.150

Lịch làm việc:
Thứ 2 đến Thứ 7: 8h-20h

Chủ nhật: 8-12h

Nha khoa tổng quát

Cẩn thận với những cơn đau răng thất thường

Cẩn thận với những cơn đau răng thất thường

Cẩn thận với những cơn đau răng thất thường Tưởng chừng đơn giản nhưng những cơn đau răng luôn làm người bệnh rơi vào trạng thái khó chịu, bực dọc và...

MẸO CHỮA SÂU RĂNG KHI MANG THAI

MẸO CHỮA SÂU RĂNG KHI MANG THAI

Khi mang thai, phụ nữ thường gặp một số vấn đề về răng miệng như sâu răng, có nhiều nguyên nhân do vệ sinh răng miệng trong thời kỳ này...

NGĂN CHẶN SỰ TIẾN TRIỂN CỦA SÂU RĂNG

NGĂN CHẶN SỰ TIẾN TRIỂN CỦA SÂU RĂNG

Bạn biết gì về sâu răng? Có thể bạn biết rằng đó là một lỗ sâu trên bề mặt răng, nhưng bạn có biết rằng sâu răng là cả một quá trình? Bạn có biết rằng bạn có thể ngăn chặn và thậm chí đảo ngược lại quá trình sâu răng? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn  NHỮNG GÌ DIỄN RA TRONG MIỆNG TA HẰNG NGÀY?  Trong miệng mỗi người có chứa vô số các loại vi khuẩn, hằng trăm loại sống trong răng, trong nướu, lưỡi và những nơi khác trong miệng. Một vài vi khuẩn có ích, một số khác lại có hại và thúc đẩy quá trình sâu răng diễn ra. Như đã biết, sâu răng là một quá trình diễn tiến lâu dài, do vi khuẩn có hại bám trên bề mặt răng sử dụng đường trong thức ăn ta ăn vào để sinh ra acid bào mòn men răng và tạo thành lỗ sâu.  Mỗi ngày trong miệng luôn có một cuộc chiến phức tạp diễn ra. Một bên bao gồm những mảng bám chứa vi khuẩn kết hợp với những loại thức ăn chứa đường ta ăn vào, tạo ra lượng lớn acid bào mòn bề mặt men răng. Một bên là những khoáng chất có sẵn trong nước bọt, như canxi và phốt-phát, kể cả fluor có trong kem đánh răng, nước và các nguồn khác: “phe” này giúp men răng tự sửa chữa những vị trí mất khoáng do quá trình bào mòn của acid sinh ra từ “phe” kia. Như vậy răng luôn trong trạng thái mất khoáng và bù khoáng cả ngày.  Tuy nhiên nếu răng tiếp xúc với acid do vi khuẩn có hại sinh ra quá nhiều trong ngày, ví dụ nếu bạn ăn uống nhiều lần trong ngày, nhất là thức ăn, thức uống có chứa nhiều đường, men răng bị tấn công liên tục bởi acid, quá trình tái khoáng không kịp bù lại quá trình mất khoáng, cấu trúc men răng yếu đi và bị phá hủy, tạo thành lỗ sâu. Lỗ sâu là một sang thương không thể đảo ngược được.   LÀM CÁCH NÀO ĐỂ “CỨU” RĂNG KHỎI BỊ SÂU  Khi sâu răng mới chớm ở giai đoạn đầu, sang thương sâu răng còn khu trú ở lớp men, sâu răng chưa hình thành lỗ, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn sâu răng tiến triển bằng cách hỗ trợ cho “phe” bảo vệ răng chiến thắng cuộc chiến sâu răng bằng những phương pháp rất đơn gián  Sử dụng fluor: fluor giúp ngăn chặn sâu răng vì fluor có tác dụng ngăn ngừa sự mất khoáng của răng, và tham gia vào quá trình tái khoáng, bên cạnh đó fluor còn giảm khả năng sản sinh acid của vi khuẩn có hại trong miệng. Bạn có thể bổ sung fluor bằng cách dùng kem đánh răng có fluor, nếu bác sĩ của bạn cho rằng bạn cần bổ sung thêm fluor, bác sĩ có thể bôi trực tiếp fluor lên bề mặt răng bạn, kê cho bạn toa thuốc viên fluor hoặc khuyễn khích bạn sử dụng nước súc miệng có fluor.  Kiểm soát chế độ ăn uống của bạn: hạn chế ăn vặt, như vậy bạn giảm lượng acid tấn công vào răng, đồng thời tạo thêm thời gian để răng tự tái khoáng. Hãy nhớ đừng để con bạn ăn bánh kẹo sau khi đã đánh răng và chuẩn bị đi ngủ, vì lưu lượng nước bọt giảm trong khi ngủ, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống sâu răng, nếu không có đủ nước bọt, răng khó có thể tái khoáng.  Thói quen chăm sóc răng miệng: chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sau khi ăn giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn, hạn chế quá trình sản sinh ra acid gấy mất khoáng cho răng, giúp răng có thời gian tự sửa chữa sang thương sâu răng mới chớm  Kiểm tra răng định kỳ: làm sạch răng mỗi 6 tháng giúp bạn loại bỏ mảng bám, vôi răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn có hại, đồng thời giúp  phát hiện sớm sâu răng để điều trị kịp thời    Như vậy sâu răng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn chú ý những thói quen tưởng như rất nhỏ hằng ngày. Chúc bạn luôn có hàm răng khỏe đẹp!     (Theo http://www.nidcr.nih.gov) 

BỆNH NGHIẾN RĂNG

BỆNH NGHIẾN RĂNG

Nghiến răng là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu gặp ở tuổi trưởng thành thì gây nhiều phiền phức hơn. Bị bệnh nghiến răng khi ngủ, cần sớm tìm...

Răng ê buốt do đâu?

Răng ê buốt do đâu?

Răng ê buốt do đâu? Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản...

HÔI MIỆNG DO ĐÂU?

HÔI MIỆNG DO ĐÂU?

Hôi miệng là một tình trạng hay gặp, có thể ảnh hưởng nhiều đến đời sống tâm lý của từng cá nhân, đặc biệt trong vấn đề giao tiếp. Nguyên nhân...

BỆNH ĐAU KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

BỆNH ĐAU KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Hay bị đau ở trước tai, há ngậm miệng nghe tiếng kêu ở khớp, không há miệng lớn được, há ngậm lệch sang một bên hoặc không trơn tru, mỏi...

MÒN RĂNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

MÒN RĂNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

Mòn răng là một nguyên nhân gây phá hủy mô răng. Các răng mòn gây mất cấu trúc về giải phẫu và dễ gây nên hiện tượng thức ăn bị...

BIẾN CHỨNG MỌC RĂNG KHÔN? KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG KHÔN?

BIẾN CHỨNG MỌC RĂNG KHÔN? KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG KHÔN?

Theo dân gian thường nói răng mọc sau cùng trên cung hàm là răng khôn. Thực chất, chiếc răng này chẳng khôn chút nào vì chính răng này mọc lên...

BẰNG CẤP